Cơ duyên hành đạo Hổ_Khâu_Thiệu_Long

Sư vốn là người Hàm Sơm, Hào Châu (tỉnh An Huy), Trung Quốc. Năm 9 tuổi sư bắt đầu nghiên cứu kinh sách Luật tạng tại Viện Luật Tuệ, 6 năm sau sư thọ cụ túc giới.

Sư từng tham vấn thiền với các thiền sư như Thiền Sư Tịnh chiếu Sùng tín ở Trường lô, rồi lần lượt tham vấn các Thiền Sư Trạm Đường Văn Chuẩn ở núi Bảo Phong và Tử Tâm Ngộ Tân núi Hoàng Long. Sau đến Giáp Sơn (tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc) tham học với Thiền Sư Viên Ngộ khoảng 20 năm và nối pháp của Viên Ngộ.Sự ngộ đạo của được ghi lại như sau:

Một hôm Viên Ngộ hỏi: "Lúc thấy còn có khái niệm thì cái thấy không phải là thấy, nếu thấy lìa khái niệm thì cái thấy ấy chẳng thể được"

Viên Ngộ đưa nắm tay lên hỏi tiếp: "Ông thấy gì không?"

Sư đáp:" Thưa, con thấy!"

Viên Ngộ nói:"Ông lại chồng thêm một cái đầu nữa rồi"

Nghe vậy, trong tâm chợt rỗng lặng khế hội. Viên Ngộ quát: "Ông đã thấy được đạo lí gì?"

Sư đáp:"Ruột trúc đặc không ngăn dòng nước chảy!"

Viên ngộ gật đầu hài lòng.'.

Sau khi thiền sư Viên Ngộ tịch, sư cùng Sư Nhã Bình biên soạn ngữ lục về Thiền Sư Viên Ngộ.

Năm Kiến viêm thứ 4 (1130), sư trụ Vân nham thiền tự ở núi Hổ khâu tại Bình giang, mở rộng Thiền phong của ngài Viên ngộ, người đương thời gọi sư là Hổ khâu Thiệu long, lâu ngày bèn trở thành một phái, tức phái Hổ khâu.

Sư có để lại Tác phẩm Thiền: Hổ Khâu Thiệu Long Thiền Sư Ngữ Lục(虎丘紹隆禪師語錄) 1 quyển, do sư biên soạn ấn hành vào năm Vạn lịch 20 (1592), được thu vào Vạn tục tạng tập 120. Nội dung sách này gom chép các pháp ngữ ở Khai thánh thiền viện tại Hòa châu, Chương giáo thiền viện tại Tuyên châu, Hổ khâu Vân nham thiền viện tại phủ Bình giang; và các bài: Sơ tổ tán, Tống Lâm tế chính truyền Hổ khâu Long hòa thượng tháp minh, v.v

Năm Thiệu hưng thứ 6 (1136), sư thị tịch, thọ 60 tuổi (có thuyết nói 65 tuổi), môn đồ đem toàn nhục thân sư nhập tháp tại phía Tây Nam núi Hổ Khâu.

Thiền sư Trung Quốc

Bồ-đề-đạt-ma đến Huệ Năng

Ngưu Đầu Thiền

Nhánh Thanh Nguyên Hành Tư

Nhánh Nam Nhạc Hoài Nhượng

Lâm Tế tông

Hoàng Long phái

Dương Kì phái

Tào Động tông

Quy Ngưỡng tông

Vân Môn tông

Pháp Nhãn tông

Không tông phái

Thiền sư ni

Cư sĩ